Mỗi năm chỉ có 2 kỳ thi JLPT, mỗi lần thi chắc hẳn bạn đều đặt quyết tâm rất cao độ nhưng đến khi vào thi sẽ gặp rất nhiều vấn đề. Có phần bạn ôn chưa đến, chưa chắc lại có phần bạn đã ôn rồi nhưng vào thi thời gian gấp rút khiến bạn không thể nhớ ra dẫn đến kết quả không như ý. Bản thân tất cả những người đã và đang học tiếng Nhật ai cũng từng trải qua cảm giác vừa đủ điểm đạt điểm C hoặc điểm D nhưng vẫn đỗ cảm giác đó thật vui sướng. Nhưng bạn đã bao giờ nếm cảm giác điểm B mà vẫn bị đánh trượt chưa? Cảm giác đó thật khó tả và không hề dễ chịu gì. Thời điểm đăng ký cho kỳ thi JLPT tháng 12 đã sắp kết thúc nếu bạn vẫn chưa tìm lại được thăng bằng trong công việc học tập để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới thì bài viết này là dành cho bạn đó !!!
1. Bình tĩnh đánh giá mặt yếu kém của bản thân
Đa phân người học tiếng Nhật đều mắc phải một sai lầm là không biết phân mảng kiến thức để học sao cho hợp lý. Nếu có một thang để đánh giá mức độ quan trọng thì ở Dekiru chúng tôi cho rằng thứ tự quan trọng của các phần học từ cao xuống thấp sẽ là Từ vựng, Ngữ pháp, Kanji, Đọc, Nghe. Quả thật Hán tự cực kỳ quan trọng trong cuộc sống của bạn sau này ở Nhật nhưng việc học nó chỉ nên dừng ở một mức độ nhất định vì bạn không thể đi thi với một vốn từ vựng, ngữ pháp yếu kém được.
Thật may mắn vì dù không được giải thích cặn kẽ lỗi sai trong từng câu nhưng bạn vẫn có thể xem chi tiết điểm từng phần thi của mình được, đó chính là đánh giá khách quan nhất về mặt mạnh và mặt yếu trình độ tiếng Nhật của bạn.
Tuy nằm ở cuối thang mức độ quan trọng nhưng phần nghe luôn là phần khiến các bạn bị liệt nhiều nhất bởi sự chủ quan hoặc không hiểu rõ quy tắc thi của phần nghe chỉ được nghe một lần dẫn đến hoảng loạn trong quá trình thi. Cách duy nhất để khắc phục điểm yếu của phần nghe này là bạn phải nghe nhiều thật nhiều để tôi tai mình quen với ngữ điệu và tốc độ của tiếng Nhật. Học nghe đơn thuần thì thật nhàm chán nên Dekiru đã giới thiệu tới các bạn 2 phương thức học tiếng Nhật là Shadowing tiếng Nhật và học tiếng Nhật qua anime các bạn tham khảo lại nhé !!!
Đừng sống trong thất bại quá lâu, hãy lấy đó làm động lực để tiến lên
2. Đặt lại lộ trình để tiến tới mục tiêu mới
Sau khi nhìn nhận ra được điểm yếu của bản thân thì để vực lại từ đầu dĩ nhiên bạn cần đặt cho mình một mục tiêu mới. Con thuyền không thể nào đi đúng hướng được nếu nó còn không biết chính nó đang đi đâu, bạn cũng vậy cần kim chỉ nam cho chính cuộc sống và định hướng tương lai của mình. Đừng bỏ dở giữa chừng đừng học gián đoạn hãy học liên tục và duy trì nó mỗi ngày vì mục tiêu của bạn, lần trước có thể bạn chỉ được 95/180 thì lần này thử cố một chút lên 140/180 xem sao. Hãy nghiêm khắc với bản thân vì tương lai sau này của bạn.
Hãy luôn nghĩ về mục tiêu học tiếng Nhật của mình và tiến về phía trước
3. Nhắm thẳng tới đích và tiến đến thôi !!!
Sau khi thực hiện xong 2 bước trên thì chẳng còn gì ngăn cản được bạn nữa hãy cố gắng dẹp bớt các thú vui ăn chơi và tập trung vào việc học, từ giờ đến tháng 12 chỉ còn hơn 2 tháng đến ngày thi nói ngắn cũng không phải nhưng dài thì cũng không. Nó sẽ trôi qua rất nhanh nếu bạn chuyên tâm miệt mài vào việc học hãy giữ đầu óc luôn đắm chìm hình ảnh về Nhật Bản để làm mục tiêu học tập nhé. Nếu bạn gặp khó khăn gì về việc tìm khóa học tiếng Nhật hay tài liệu, giáo trình tiếng Nhật thì đừng lo ở Dekiru chúng tôi có sẵn tất cả cho bạn rồi, tất cả những gì bạn cần làm là đặt quyết tâm cao độ và học thôi. Chúc bạn may mắn !!!
Khi được hỏi: “Khó khăn nhất khi học tiếng Nhật là gì?” 80% người được hỏi đều trả lời: “Kanji chính là phần khó nhằn nhất”.
Lý do gì khiến Kanji trở thành “nỗi sợ” khi học tiếng Nhật?
Hoặc “học đi học lại, học tái học hồi” vẫn không nhớ nổi mặt chữ, không đạt được hiệu quả.
Kanji là “nỗi sợ” đối với hầu hết người học Tiếng Nhật
Giải quyết vấn đề này không khó nhưng cần phải có phương pháp. Học theo phương pháp truyền thống trở nên quá quen thuộc. Với lượng kiến thức nhiều và khó như Kanji, đôi khi nó dễ gây cảm giác nhàm chán và dễ gây nhầm lẫn khi không có ví dụ đi kèm. Có một cách thức tiếp cận Kanji mới được rất nhiều bạn ủng hộ và theo chuẩn thời đại công nghệ 4.0 hiện nay đó là phương pháp học online. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng và tận dụng được những lợi thế trong quá trình học Kanji.
Nếu bạn đang cảm thấy mông lung, Dekiru sẽ đưa lối thoát cho bạn.
1. Học Kanji theo cấp độ
Tiếng Nhật cũng giống như các ngôn ngữ khác, có đầy đủ cấp độ từ sơ cấp, trung cấp và cao cấp. Học Kanji cũng vậy, thay vì học một lúc một khối lượng lớn gồm 2000 chữ thì bạn nên phân tách chúng theo trình độ phù hợp của bản thân.
Chữ Kanji nổi tiếng đã khó và rất tượng hình, nếu chỉ chăm chăm học thuộc thì nhầm lẫn giữa các mặt chữ với nhau là điều không tránh khỏi. Càng lên trình độ cao, khối lượng Kanji phải học nhiều hơn và khó hơn. Lợi ích của việc phân tách này giúp cho người học không quá “ngộp thở” kiến thức, dễ dàng tiếp thu và tránh lãng phí khi mà học nhưng lại không sử dụng đến.
Học Kanji tùy theo cấp độ sẽ mang lại hiệu quả cao hơn (Ảnh minh họa)
2. Học đầy đủ bộ thủ Kanji cơ bản
Bộ thủ được coi như là bảng chữ cái của Kanji. Có rất nhiều người chọn cách học Kanji máy móc, khô khan, học vẹt là không học qua bộ thủ. Đây được coi là một điều sai lầm. Giống như bảng chữ cái Tiếng Việt, bộ thủ chính là các chữ cái đơn lẻ được ghép vào với nhau. Chẳng hạn, trong Tiếng Việt, để ghép thành chữ NHẬT, mình cần ghép từ 4 âm N, H, Â, T. Bộ thủ cũng được tạo nên như vậy đó, vì thế để học Kanji dễ nhớ hơn, bạn nên học các bộ thủ cơ bản trước, có khoảng 185 bộ thủ cơ bản trên tổng 214 bộ thủ. Đặc biệt, đối với các Kanji phức tạp, ghép bộ thủ lại với nhau sẽ tiết kiệm thời gian, học nhanh và nhớ lâu hơn.
Bộ thủ chính là bảng chữ cái của Kanji (Ảnh minh họa)
3. Học Kanji kèm từ vựng thay vì học âm “on, kun”
Kanji đã khá phức tạp nhưng nếu bạn vừa cố gắng học Kanji vừa cố gắng học cả âm “on, kun” thì rất dễ nhầm lẫn, gây rối kiến thức. Bởi các âm này trong tiếng Nhật khi đứng một mình sẽ có cách đọc khác còn khi ghép với các ký tự khác sẽ có cách đọc khác. Vì thế, muốn có phương pháp học tập thông minh, bạn nên học Kanji theo ý nghĩa của nó và cách đọc nên đi kèm với các từ vựng để dễ hiểu và dễ nhớ hơn.
Kỳ thi JLPT tháng 7 vừa rồi đã có kết quả. Có bạn sẽ rất vui và hài lòng với kết quả của mình, tuy nhiên trái lại có bạn sẽ trở nên nhụt chí và không muốn tiếp tục thi.
Tuy nhiên, đừng nản lòng, chỉ cần bỏ túi các tips học sau, mình tin chắc các bạn sẽ thành công.
1. Xây dựng kế hoạch, mục tiêu rõ ràng
Bất kì làm việc gì, điều đầu tiên bạn phải nắm rõ trình độ hiện tại của bản thân để xây dựng một lộ trình học tập phù hợp và hiệu quả.
Học tập theo lộ trình riêng và thời gian biểu cố định sẽ giúp bạn theo dõi được quá trình học tập của chính bản thân. Làm việc theo kế hoạch là cách tốt nhất giúp bạn mau chóng đạt được kết quả. Mỗi ngày tỉnh dậy, bạn thấy được từng mục tiêu của bản thân đã hoàn thành, bạn sẽ tràn ngập sức mạnh và tinh thần tích cực cho những mục tiêu tiếp theo.
Khi có mục tiêu rõ ràng, hãy “sắn tay” và bắt đầu ngay vào việc rèn luyện kiến thức. Đối với kỳ thi JLPT khó nhằn, có 3 giai đoạn được coi là nền tảng cơ bản nhất. Đó là học kiến thức mới, ôn tập và luyện đề thi.
Phải có mục tiêu rõ ràng, cụ thể
2. Học kiến thức mới
Cái gì cũng cần có gốc, có rễ. Dẫu biết mục tiêu bạn hướng đến đó là kỳ thi JLPT tuy nhiên bạn vẫn phải thường xuyên tiếp cận với những luồng kiến thức mới.
Cái vấn đề cốt lõi của học kiến thức mới không nằm ở việc học nhiều, học nhồi nhét. Thay vào đó, các bạn nên kết hợp học và áp dụng, lấy ví dụ trong bối cảnh cụ thể. Điều này giúp bạn nhớ nhanh và nhớ lâu hơn.
3. Ôn tập
Đối với phần ôn tập, mình sẽ chia sẻ cho các bạn một số tips ôn tập đơn giản mà cực kì hiệu quả nhé!
Từ vựng và Kanji: Sau một quá trình dài nghiên cứu về Kanji, mình nhận thấy rằng không nên chỉ học thuộc lòng. Cách nhớ này rất dễ gây nhầm lẫn và nhụt chí cho người học. Thay vào đó, các bạn nên học Kanji theo từ vựng đi kèm. Khi ôn thi JLPT N2, mình sử dụng duy nhất cuốn Mimikara Oboeru Goi để học cả 2 phần Từ vựng và Kanji. Mỗi ngày, mình đặt ra mục tiêu là phải học được hết một bài trong cuốn sách này, kết hợp thêm đọc ví dụ để nắm được cách sử dụng từ. Cách làm này khiến mình nhớ bài rất nhanh và lâu hơn.
Ngữ pháp: Có một cách khá đơn giản để rèn luyện ngữ pháp đó là tự mình đặt câu theo cấu trúc ngữ pháp đó song song với luyện đọc. Lưu ý những ngữ pháp giống nhau hoặc nhìn ná ná nhau, các bạn nên có một bản tổng hợp và so sánh để tránh nhầm lẫn.
Đọc hiểu: Đối với phần này, mình thường không sử dụng các tài liệu ôn tập nào khác ngoài luyện các đề thi của các năm trước. Nhìn chung, kiến thức nền tảng bao gồm từ vựng, kanji, ngữ pháp, luyện nhiều đề để nắm được cấu trúc bài thi cũng như phân bổ thời gian làm bài hợp lí. Phần đọc hiểu các mức JLPT N2, N1 rất dài và khó hiểu, vì thế các bạn không nên dành quá nhiều thời gian để suy nghĩ cho câu hỏi nào. Cố gắng nắm bắt ý chính và khoanh vào đáp án đầu tiên nghĩ trong đầu.
Một số tips ôn tập đơn giản mà lại cực kỳ hiệu quả
4. Luyện đề thi
Với giai đoạn luyện đề thì tùy vào khả năng của mỗi người sẽ có những phương pháp luyện đề khác nhau, tuy nhiên điều quan trọng nhất khi luyện đề đó là việc phân bổ thời gian hợp lí cho cấu trúc đề thi.
Một điều nữa mà các bạn cần lưu ý đó là nên chọn đúng tài liệu, “ít mà chất”, không nên mua hay tải tài liệu nhiều tránh nhiễu rối trong quá trình học. Sau đó, nghe nhiều, đọc nhiều, xem nhiều những cái mà mình thích bằng tiếng Nhật. Thời điểm lý tưởng để luyện đề đó là khoảng trước một tháng kỳ thi diễn ra. Kiến thức rất quan trọng, nhưng đề thi lại thay đổi theo thời gian, vì thế các bạn nên cố gắng luyện đề theo cấu trúc mới nhất. Không chỉ vậy, gần thời gian thi, các bạn nên chăm chỉ làm đề thi thử để biết dạng đề thi và đánh giá khả năng của bản thân. Hãy coi như mình đang thi thật và bấm giờ, phân bổ thời gian hợp lí.
Có rất nhiều phương pháp luyện đề thi khác nhau
Trên đây là những chia sẻ của mình, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trên con đường chinh phục JLPT đầy khó khăn!
Nguồn : dekiru.vn