785 bậc thang!
Ở đây vẫn còn dùng những cỗ kiệu do người khiêng như thời Edo. Ghế ngồi được treo trên thanh đòn do 2 người khiêng, đưa người hành hương lên núi. Được ngồi kiệu, chị Sarah thấy mình như một tiểu thư. Hai bên lối lên đền là các quầy hàng bán mọi thứ từ bánh mứt đậu đến quạt và đồ trang trí bằng gỗ. Nhưng kiệu chỉ đi đến bậc 365 khi đến Cổng Lớn (O-mon) dẫn vào đền.
Dưới 5 tán ô lớn màu trắng là các quầy hàng của Gonin Byakusho, tức Ngũ nhân bách tính – 5 gia đình được phép bán hàng trong khuôn viên của đền. Họ đã bán kẹo cứng nổi tiếng khoảng 800 năm. Trong thời Edo, các tín đồ hành hương thường mang kẹo về nhà và chia cho mọi người cùng hưởng lộc. Tập quán này đã giúp lòng tin vào Konpira lan rộng khắp
Nhật Bản.
Chị Sarah tiếp tục trèo, từng bậc từng bậc, hướng về phía đền chính. Đền nằm giữa lưng chừng sườn núi Zozu cao 538 m. Từ đây không còn cửa hàng lưu niệm nữa. Và chị bước vào không gian đầy linh thiêng. Chỉ có tiếng chim hót và tiếng cầu kinh của người hành hương văng vẳng khắp đoạn đường.
Lòng thành hướng về Konpira
Trong thời Edo, những con chó Konpira hành hương thay cho những người không thể tự làm điều đó. Hướng dẫn viên của chị Sarah là ông Tachibana Masanori giới thiệu về tục lệ đặc biệt này. Cổ các con chó có đeo một túi màu vàng đựng tiền lễ dâng lên đền Konpira và tiền mua thức ăn cho con chó trên suốt dọc đường đi. Trên đường lên đền, con chó được chuyển từ người hành hương này qua người hành hương khác, tới viềng đền và trở về mang theo tấm bùa của đền dành cho chủ của nó.
Những người không thể tự hành hương cũng thả trôi ra biển những thùng gỗ Nagashidaru. Khi các ngư dân phát hiện 1 thùng ngoài biển, họ kéo lên thuyền rồi mang lên đền làm lễ thay người đã thả chúng. Tục lệ này cũng bắt đầu từ thời Edo và vẫn còn đến tận ngày nay.
Bên cạnh đền chính có khu ngắm cảnh. Từ đây có thể nhìn thấy bình nguyên Sanuki và núi Sanuki Fuji, ngọn núi giống hình dáng núi Phú Sĩ. Vào ngày trời trong, du khách có thể nhìn thấy những hòn đảo xa xa trên Biển nội địa Seto và cây cầu Seto nối 2 đảo chính Honshu và Shikoku.
Từ sân bay Haneda ở Tokyo tới sân bay Takamatsu mất khoảng 75 phút. Từ đây, đi xe buýt thêm 45 phút tới bến xe buýt Kotohira Eki-mae.
Tinh thần thời Mạc mạt – Thành phố Kyoto
Giữa thế kỷ 19, nước Nhật đột ngột bị cuốn vào làn sóng hiện đại hóa, từ đó cũng chấm dứt giai đoạn cầm quyền của các võ sĩ. Giai đoạn đó được gọi là thời kì Mạc mạt. Cùng phát thanh viên Ban tiếng Thái Santibhap Ussavasodhi đến thăm Kyoto tìm hiểu về hoạt động một thời của các võ sĩ trẻ tuổi, những người đã góp phần thay đổi đất nước.
Phóng viênPTV Santibhap Ussavasodhi
Các điểm du lịch và sự kiện
Hóa thân thành võ sĩnhóm Shinsengumi
Tại Toei Kyoto Studio Park, khách tham quan có thể xem những bộ phim truyền hình lịch sử, hóa trang thành samurai hay tiểu thư như các nhân vật trong phim. Anh Santibhap hóa trang thành 1 thành viên nhóm Shinsengumi mà anh ngưỡng mộ.
Trong thị trấn được phục dựng như thời Edo, anh Santibhap được làm 1 samurai, học cách sử dụng kiếm do một diễn viên hướng dẫn.
Khu nhà Yagi ở trung tâm Kyoto là nơi các thành viên Shinsengumi từng sống. Ngôi nhà gỗ 200 năm tuổi vẫn còn nguyên những dấu vết do kiếm của các võ sĩ gây ra. Trong ảnh là cảnh khách tham quan ngôi nhà hàng ngày
Gặp gỡ Sakamoto Ryoma, anh hùng thời Mạc mạt
Mộ của Sakamoto Ryoma được đặt tại Đền Kyoto Ryozen Gokoku ở phía Đông thành phố. Dù sinh ra trong một gia đình samurai cấp thấp, Ryoma (bên trái) đã định hình được tầm nhìn về một nước Nhật dân chủ, đồng thời đóng vai trò dẫn dắt xây dựng đất nước hiện đại. Ông bị ám sát khi mới hơn 30 tuổi, và đến giờ vẫn có rất đông người hâm mộ tới đặt hoa trước mộ ông.
Bảo tàng Lịch sử Ryozen lưu giữ 5.600 hiện vật, tài liệu về các võ sĩ, lãnh chúa và thiên hoàng thời Mạc mạt. Khách tham quan có thể cảm nhận được thời kì loạn lạc đó qua xem các mô hình và đoạn băng.
Phó Giám đốc Bảo tàng, ông Kimura Sachihiko, phụ trách mảng lịch sử thời kì Mạc mạt, đứng trước gian trưng bày thanh kiếm đã lấy mạng Ryoma.
Hướng dẫn đường đi
Đi từ Tokyo đến Kyoto mất 2 giờ 30 phút bằng tàu siêu tốc Shinkansen. Có thể đi xe buýt, tàu điện ngầm và taxi khi thăm các địa điểm trong thành phố
Xem bản đồ chi tiếtLịch sử huyền bí khắc trên đá – Thành phố Usuki, tỉnh Oita
Thành phố Usuki thuộc tỉnh Oita, vùng Kyushu phía Tây Nhật Bản. Nơi đây nổi tiếng với nhiều tượng Phật khắc trên vách đá và được công nhận là bảo vật quốc gia. Phát thanh viên Ban tiếng Ả-rập, chị Hakima Bathaoui, đến thăm Usuki, thành phố nổi tiếng với nền văn hóa đá đa dạng.
Phóng viênPTV Hakima Bathaoui
Các điểm du lịch và sự kiện
Tượng Phật đá huyền bí
Tổ hợp gồm 61 bức tượng Phật bằng đá ở Usuki chia thành 4 nhóm. Tất cả đều được công nhận là bảo vật quốc gia. Tượng Đại Nhật Như Lai cao 2,8 m được xem là 1 trong những kiệt tác tượng Phật bằng đá lớn nhất
Nhật Bản. Ông Kikuta Toru, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Thành phố Usuki, dẫn chị Hakima đi tham quan.
Tượng Phật Địa tạng, tiếng Nhật gọi là Jizo, vị thần bảo vệ hồn phách của những người đã chết. Tượng cao khoảng 1 m, mỗi bên trái phải có 5 tượng phán quan đội mũ, mặc áo choàng và cầm sổ nam tào.
Các nhà sư tụng kinh và dâng sớ của người đi lễ lên các bức tượng Phật. Họ xếp tập sớ như chiếc quạt, vẫy nhẹ vài lần về phía người đi lễ, và đập nhẹ vào những người này. Nghi thức này được cho là để xua đi các rắc rối hay lo lắng.
Thị trấn của đá
Usuki từng là trung tâm giao thương với châu Âu vào thế kỷ 16. Nhiều hàng quán tấp nập dọc hai bên phố kinh thành. Giao thương với các cường quốc nước ngoài cũng biến nơi đây thành trung tâm giao lưu văn hóa, nơi có các nhà thờ Thiên Chúa giáo nằm cạnh chùa chiền Phật giáo.
Con phố lát đá lịch sử có tên là Nioza. Đá lát đường ở đây được cắt từ khối đá dùng để khắc tượng. Mỗi khi trời mưa, mặt đường loáng nước, biến thành màu đen tuyền. Một cảnh tượng rất đáng nhớ.
Hang núi đá vôi Furen nổi tiếng là một trong những hang núi đá vôi đẹp nhất
Nhật Bản. Hang dài 500 m, được tạo nên bởi một mạch nước ngầm qua rất nhiều năm. Những khối đá màu trắng sữa tạo hiệu ứng tinh khiết, trong trẻo.
Hướng dẫn đường đi
Để đến Usuki, trước tiên bay khoảng 1 tiếng 40 phút từ Sân bay Haneda ở Tokyo tới Sân bay Oita. Đến đây, đi xe bus đến giao lộ Usuki mất khoảng 1 tiếng 30 phút.